Tác phẩm Ban Cố

Sau khi Ban Cố mất, em gái ông là Ban Chiêu (班昭) tiếp tục hoàn thành việc biên soạn Hán thư của ông vào năm 111. Các tập 13–20 (8 biểu đồ niên đại) và 26 (thiên văn chí) trong Hán thư được Ban Chiêu soạn, và đã trở thành mô hình cho nhiều tác phẩm khác về các triều đại sau này.

Ngoài Hán thư, Ban Cố còn để lại những tác phẩm khác.

Năm 79, Hán Chương Đế triệu tập các tiến sĩ, Nho gia đến lầu Bạch Hổ bàn luận và nghiên cứu Ngũ kinh. Sau đó Chương Đế sai Ban Cố tổng hợp các ý kiến bàn luận lại thành cuốn Bạch Hổ thông đức luận. Tư tưởng trung tâm của tác phẩm nhằm đề cao và củng cố chủ nghĩa chuyên chế trung ương tập quyền, thông qua thuyết âm dương ngũ hành để nhấn mạnh quyền lực trung tâm của hoàng đế[4].

Ông cũng viết một số bài thơ theo thể loại thịnh hành trong kỷ nguyên nhà Hán, gọi là phú, như "Lưỡng đô phú", "Đáp tân hí", "U thông phú". Một số bài được Tiêu Thống (Lương Chiêu Minh đế) soạn thành hợp tuyển trong Tuyển tập văn chương chọn lọc của mình trong thế kỷ VI.

Liên quan

Ban Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Đảng Cộng sản Việt Nam Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII Bangladesh Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam